Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-gan-b. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-gan-b. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Chẩn đoán lâm sàng viêm gan B


Theo ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B và có hơn 1 triệu người chết vì bệnh liên quan đến nhiễm virus viêm gan B. Hơn một nữa dân số thế giới đã nhiễm virus viêm gan B. Việt Nam được xếp vào nước có tỷ lệ người mắc virus viêm gan B cao. Chẩn đoán phát hiện bệnh sớm và đưa ra được các phương pháp điều trị bệnh được kịp thời.

Chẩn đoán lâm sàng viêm gan B

Theo các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, viêm gan B ở mỗi thể bệnh lại có những biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Viêm gan virus B cấp

Biểu hiện lâm sàng rất phong phú, thể điển hình thường có 4 giai đoạn gồm:

Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi từ vài tuần đến 6 tháng, thường im lặng không có biểu hiện gì trên lâm sàng.

Thời kỳ tiền vàng da: kéo dài từ 3-10 ngày, lâm sàng nổi bật với các triệu chứng sốt nhẹ khoảng 38 - 39 độ C, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đôi khi nôn mửa, đau tức vùng hạ sườn phải.

Thời kỳ vàng da (toàn phát): xuất hiện vàng da, vàng mắt và nước tiểu đậm màu, kéo dài 1-3 tuần. Các triệu chứng của thời kỳ tiền vàng da có giảm nhưng chưa mất. Khám thực thể phát hiện gan lớn dưới bờ sườn, mềm ấn đau, lách lớn chỉ tìm thấy khoảng 10-20%, nhưng không có dấu hiệu tăng áp cửa. Các biểu hiện cận lâm sàng gồm có: SGOT và SGPT tăng trên 5 lần bình thường, có khi rất cao và xuất hiện rất sớm trước khi có vàng da 2-3 ngày và giảm dần sau 5-7 ngày. Bilirubin có thể lên đến 20 mg%.

Thời kỳ hồi phục: thường bắt đầu vào tuần lễ thứ tư kể từ khi vàng da. Bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, cảm giác mệt mỏi giảm nhiều, tiểu nhiều, các rối loạn trên cận lâm sàng trở về bình thường. Tỷ lệ tử vong trong người bệnh có virus viêm gan B cấp khoảng 1%, tuy nhiên ở người lớn tuổi tỷ lệ này cao hơn.

Người mang virus viêm gan B

Gồm có các tiêu chuẩn sau:

HBsAg (+) trên 6 tháng.

HbeAg (-), anti HBe (+).

HBV DNA huyết thanh < 105 copies/ml.

SGOT/SGPT bình thường.

Sinh thiết gan không có biểu hiện của viêm gan.
Bệnh nhân mắc viêm gan B cần được điều trị ngay

Viêm gan virus B mạn tính

Là bệnh có viêm nhiễm hoại tử mạn tính do virus viêm gan B gây ra. Bệnh này được chia làm hai thể chính là viêm gan virus B mạn tính với HbeAg (+) và HbeAg (-) gồm các tiêu chuẩn sau:

HBsAg (+) trên 6 tháng.

HBV DNA trong huyết thanh > 105 copies/ml.

SGOT/SGPT gia tăng từng đợt hay kéo dài.

Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn tính.

Bệnh viêm gan virus viêm gan B đã khỏi

Có nghĩa là trước đây đã từng nhiễm virus viêm gan B, nhưng hiện nay không còn bằng chứng về virus, hoá sinh, hoặc mô học xác nhận đang mắc bệnh hay bị nhiễm virus đang hoạt động. Tiêu chuẩn của dạng lâm sàng này là:

HBsAg (-).

HBV DNA (-).

SGPT bình thường.

Ý nghĩa của chẩn đoán lân sàng phát hiện viêm gan B

Chẩn đoán lâm sàng viêm gan B là rất cần thiết trong việc phát hiện và điều trị bệnh viêm gan B. Theo các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, ý nghĩa của chẩn đoán lâm sàng phát hiện viêm gan B là:

- Ý nghĩa đối với người bệnh: Phát hiện sớm bệnh viêm gan B, người bệnh biết cách chăm sóc bản thân cũng như phòng tránh bệnh lây sang cho người khác. Bên cạnh đó còn giúp các bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị mới và hiệu quả đối với người bệnh.

- Ý nghĩa đối với xã hội: Phát hiện bệnh sớm tránh lây lan sang cho cộng đồng xã hội. Ngoài ra, phát hiện, điều trị bệnh sớm còn giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Virus viêm gan B mạn tính - Nguy hiểm như thế nào ?


Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm về gan, có thể dẫn đến các giai đoạn xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lơ mơ hoặc chủ quan đối phó với căn bệnh này nên không điều trị bệnh sớm. Bệnh viêm gan B mạn tính không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.


Có nhất thiết phải điều trị virus viêm gan B mạn tính?
Theo các bác sĩ, một người bị viêm gan virus B mạn tính, nếu không chữa trị, số lượng virus sẽ ngày càng được nhân bản rộng rãi. Nó xâm nhập, len lỏi mọi ngóc ngách trong từng tế bào gan, tàn phá lá gan đến cùng kiệt, khiến bệnh nhân rơi vào các bệnh mới nguy hiểm hơn: xơ gan, ung thư gan. Từ thương tổn xơ gan, bệnh có thể tiến dần đến tình trạng xơ gan mất bù rồi chết, hay từ xơ gan có thể bị dẫn đến ung thư gan.  

Ngoài ra  còn có trường hợp bệnh nhân bị ung thư gan mà không nhất thiết phải qua giai đoạn xơ gan. Đây chính là những trường hợp bệnh nhân tình cờ qua khám sức khoẻ thấy bị khối u trong gan (qua siêu âm chẩn đoán), sau đó bị xác định là ung thư gan, xét nghiệm máu cho thấy HBV-DNA dương tính với số copies cao (>105).
Nếu chẩn đoán là bị viêm gan B mạn tính (tiêu chuẩn chẩn đoán là HBV-DNA trên 105 copies/ml, ALT cao gấp 2 lần bình thường hay xét nghiệm sinh thiết hoặc fibroscan thấy tổ chức gan bị tổn thương) thì nhất thiết phải được điều trị đặc hiệu để kiềm chế không cho virus nhân bản gây tổn thương gan. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu không được điều trị để khống chế số lượng virus hoàn chỉnh trong máu bệnh nhân luôn dưới ngưỡng phát hiện thì nguy cơ xơ gan hay ung thư gan ở những người này sẽ rất cao.
virus viêm gan b mạn tính nguy hiểm như thế nào
Điều trị sớm viêm gan B mạn tính bệnh sẽ thuyên giảm
Lời khuyên của các bác sĩ

Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, bệnh viêm gan B mạn tính không được điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phòng tránh bệnh và phát hiện bệnh là cách tốt nhất trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B.

Bên cạnh đó bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính nên thực hiện theo các yêu câu sau:

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

- Luôn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là chất đạm, vitamin, chất khoáng...

- Hạn chế ăn các thức ăn quá cay, mặn… không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

- Không làm việc nặng nhọc, quá sức thay vào đó là nghỉ ngơi kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, yoga.

- Luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái, giảm stress, tránh áp lực.

- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn… sẽ khiến bệnh viêm gan B càng trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị viêm gan B bấm vào đây để biết thêm thông tin

Điều trị viêm gan B khi nào nên dùng thuốc?


Bệnh nhân mắc viêm gan B (HBV) việc điều trị bằng thuốc là điều tất yếu. Tuy nhiên, người bệnh nên và không nên dùng thuốc khi nào không phải người bệnh nào cũng biết. Bởi bệnh viêm gan B không phải dùng thuốc lúc nào cũng có hiệu quả, có trường hợp dùng thuốc chính là nguyên nhân khiến bệnh càng trở nên nặng và khó chữa hơn.


Khi nào nên dùng thuốc điều trị viêm gan B?

Điều trị viêm gan B có nên dùng thuốc không là câu hỏi được rất nhiều ngươi quan tâm. Theo các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, bệnh viêm gan B không phải lúc nào cũng cần uống thuốc. Có những giai đoạn bệnh tự ổn định, men gan bình thường thì chỉ nên theo dõi định kỳ mỗi 4 - 6 tháng. Khi có triệu chứng tăng men gan mới cần điều trị thuốc đặc trị. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virus, có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn, enzym gan ALT- alanin aminotranferase tăng). Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên. Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.

Trường hợp 2: Người lành mang bệnh (HBsAg (+), HBeAg(-) chứng tỏ virus không hoạt động), trường hợp này không cần dùng thuốc.

Trường hợp 3: Trường hợp người có miễn dịch (HBsAg (+), HBeAg(+)), nhưng không có dấu hiệu lâm sàng cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virus có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.

Trường hợp 4: Xét nghiệm có HBsAg (+), HBeAg (-) nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính, chưa cần dùng thuốc (vì virus chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.       
Điều trị viêm gan khi nào nên uống thuốc
Bệnh nhân viêm gan B nên dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ

Khi nào ngừng dùng thuốc điều trị viêm gan B?

Khi số lượng virus HBV càng cao (số lượng bản sao HBV - DNA/1ml máu lớn) thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng lớn. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn. Vì thế, khi điều trị HBV, cần đưa HVN - DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngưng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBV - DNA ở ngưỡng thấp.

Chỉ dùng thuốc khi hội đủ các tiêu chí (trường hợp 1) và ngừng điều trị khi đạt mục đích điều trị. Ở các bệnh viện tuyến trên, thường xét nghiệm HBV - DNA. Đây là chỉ số cho biết tình trạng sinh sản (nhân đôi tế bào) của virus. HBV - DNA (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi (khi điều trị HBV - DNA thường giảm, lý tưởng là đạt đến mức không còn HBV - DNA, nhưng trong thực tế chỉ có thể đạt được mức tối đa, tức là vẫn có thể còn HBV - DNA nhưng không còn phát hiện được bằng các phương pháp thông thường). Có lúc HBV - DNA chỉ giảm đến một mức nhất định.

Hiện có xuất hiện sự kháng thuốc, đặc biệt xuất hiện các chủng kháng thuốc đột biến gen. Khi đã  điều trị đủ liệu trình, đạt kết quả, cho ngừng thuốc thì vẫn theo dõi định kỳ để xử lý việc bùng phát virus. Khi bị kháng thuốc, cần chấp nhận một liệu trình khác, không bi quan bỏ mặc vì có thể bột phát nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý bỏ dở điều trị, tự ý kéo dài thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cần khám và xét nghiệm định kỳ. Trong trường hợp  không hoặc chưa dùng thuốc (trường hợp 2- 3- 4) thì cần hiểu rõ lời dặn thầy thuốc, tự theo dõi chặt chẽ, khi cần phải khám, xét nghiệm ngay (trường hợp 3- 4).

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B, tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng tốt cho bệnh nhân viên gan B. Do đó việc dùng thuốc điều trị viêm gan B cần được sự đồng ý và có được sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.

Cần điều trị bệnh viêm gan B trong bao lâu mới có hiệu quả?

Khi mắc bệnh viêm gan B, nhiều bệnh nhân rất lo lắng vì nghĩ đây là căn bệnh hiểm nghèo, tốn thời gian, tiền bạc để điều trị. Thỉnh thoảng còn có những hiện tượng bệnh nhân chán nản, không muốn điều trị, phó mặc cuộc sống của mình. Vậy cần điều trị bệnh viêm gan B trong bao lâu mới có hiệu quả nhất định? Các bác sĩ chuyên gan của Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã xin được lý giải câu hỏi trên để người bệnh yên tâm điều trị bệnh của mình.



Đến với Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, các bác sĩ sẽ khám bệnh miễn phí và đưa ra hướng điều trị cho bạn. Sau khi bắt đầu điều trị đặc hiệu khoảng 3 tháng, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm lại máu của bệnh nhân để đếm số lượng virus viêm gan B có trong máu là bao nhiêu.

Số lượng virus viêm gan B này có được thông qua xét nghiệm định lượng HBV-DNA. Nếu lượng HBV-DNA trong máu giảm hơn trước khi điều trị trên 100 lần thì có nghĩa là điều trị có hiệu quả.

Các bác sĩ chuyên gan 12 Kim Mã khẳng định, xét nghiệm này phải được làm liên tục, theo tần suất 3 tháng một lần đến khi xét nghiệm định lượng HBV-DNA cho kết quả dưới ngưỡng phát hiện. Kể từ bây giờ trở đi, bác sĩ chỉ cần cho xét nghiệm phát hiện HBV-DNA mà không cần phải định lượng nữa và cũng cứ mỗi 3 tháng 1 lần để theo dõi xem có tái phát không.

Các bác sĩ chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, đây chỉ là bước đầu cho thấy điều trị hiệu quả. Còn sau đó, thời gian điều trị đặc hiệu có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Cho đến nay, các nhà y học chỉ đạt đến thành công là khống chế được virus, không cho nhân bản chứ rất hiếm khi loại trừ được virus vì chúng tồn tại trong tế bào gan ở dạng cccDNA (covalently closed circular DNA) không bị tác động bởi thuốc kháng virus.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên phát hiện tiến triển mới của viêm gan B

Các bác sĩ cũng nhận định, nếu virus viêm gan B có trong bệnh nhân ngay từ trước khi điều trị, hay trong quá trình điều trị mà DNA của chúng bị đột biến ở vùng gen tiền lõi (precore mutation), đặc biệt là khi có đột biến ở vùng khởi động (promoter mutation) thì nguy cơ bệnh nhân bị xơ gan, ung thư gan rất cao. Ở những bệnh nhân này, bác sĩ phải điều trị đặc hiệu cho họ suốt đời mà không được phép ngưng điều trị.

Vì một lá gan khỏe mạnh, bạn đừng quên đến khám để điều trị kịp thời và đạt được hiệu quả. Phòng khám đa khoa chuyên gan 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội với các bác sĩ chuyên sâu về gan từ các phương pháp Đông Tây kết hợp cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được những lời tư vấn hữu ích.

Điều trị viêm gan B bấm vào đây để cập nhật thêm thông tin

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm gan B cấp tính

Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp tính và mạn tính. Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B.

Bệnh viêm gan B cấp tính là gì và triệu chứng bệnh như thế nào, trong bài viết này các bác sĩ sẽ chia sẻ thông tin về bệnh.
Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm gan B cấp tính
Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm gan B cấp tính

Thế nào là viêm gan B cấp tính?
 
Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, viêm gan B cấp tính là bệnh phát sinh đột xuất và thời gian lâm bệnh ngắn, phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường được phục hồi sau khoảng một đến hai tháng.
 
Tuy vậy, có một số ít trường hợp kéo dài hàng nhiều tháng, thậm chí hàng năm hoặc phát triển tiến tới suy gan. Do đó mà bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính cũng được phát hiện và điều trị sớm.

Triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B cấp tính chủ yếu là do siêu vi. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường: lây qua đường máu thông qua việc sử dụng chung kim tiêm có chứa virus, lấy qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhân do các vi khuẩn khác, các ký sinh trùng gây nên, các độc tố do uống rượu trong thời gian dài.
 
Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, một số ít người bị bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng quá nhẹ nên không phát hiện được bệnh. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, không thích ăn uống, buồn nôn, có khi bị nôn, sốt nhẹ, thấy khó chịu ở vùng dưới sườn bên phải ổ bụng. Rồi sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số bệnh nhân có thể bị đau khớp, bị lú lẫn và hôn mê.
 
Mệt mỏi triệu chứng phổ biến của viêm gan B


Phương pháp điều trị bệnh viêm gan B cấp tính
 
Đối với bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính cần có thời gian và kiên nhẫn điều trị bệnh. Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, với bệnh nhân viêm gan B cấp tính, người bệnh cần tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Giảm bớt các chất béo, tăng cường rau xanh, tránh xa các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá…
 
Bệnh nhân bị viêm gan cấp nếu được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nhẹ dần sau 4-6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng. Ngược lại, nếu không được quan tâm, chăm sóc tốt, một số trường hợp có thể nặng dần dẫn tới suy gan tiên lượng nặng.
 
Bên cạnh đó bệnh nhân viêm gan có thể sử dụng các loại thảo dược để giải độc cũng như bảo vệ gan. Bảo vệ gan chính là bảo vệ chính cuộc sống của mỗi chúng ta.
 

Râu ngô hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B

Gan là một nhà máy thải độc quan trọng cho cơ thể. Bên cạnh việc ăn uống sinh hoạt điều độ chúng ta vẫn có thể bảo vệ lá gan của mình bằng các loại cây có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Râu ngô là một trong những thứ mà có thể hỗ trợ các bác sĩ trong điều trị cho người bệnh mắc viêm gan B.
rau ngô hỗ trợ điều trị viêm gan b
Thêm chú thích

Tuy nhiên, để tác dụng của râu ngô có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, người bệnh cần nhận được sự hướng dẫn của các bác sĩ.

 Râu ngô hỗ trợ điều trị viêm gan B

Râu ngô tên khoa học Zea mays L. Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Râu ngô trong dạng chế phẩm ủ lên men có tác dụng hạ đường huyết.

Râu ngô và ruột ngô trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da.

Theo các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, trong râu ngô có chứa nhiều chất có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B. Nếu sử dụng râu ngô để đun lấy nước uống hằng ngày  không chỉ giúp giải độc gan mà còn giúp cơ thể chống lại được nhiều loại bệnh khác như: sỏi mật, tiểu đường, giúp lợi tiểu…

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhấn mạnh với bệnh nhân viêm gan B ngoài việc sử dụng râu ngô điều hỗ trợ điều trị bệnh ra cần sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để có một kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
 
Râu ngô- Tác dụng trong điều trị viêm gan B
Râu ngô hỗ trợ điều trị viêm gan B

Tác dụng của râu ngô

Bênh cạnh việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, các  bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cũng chỉ ra những tác dụng của râu ngô đối với các loại bệnh khác như:

- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.

- Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.

- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.

- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.

- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.

- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat.

- Nước hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.

Điều trị viêm gan B khi nào nên dùng thuốc?

Bệnh nhân mắc viêm gan B (HBV) việc điều trị bằng thuốc là điều tất yếu. Tuy nhiên, người bệnh nên và không nên dùng thuốc khi nào không phải người bệnh nào cũng biết. Bởi bệnh viêm gan B không phải dùng thuốc lúc nào cũng có hiệu quả, có trường hợp dùng thuốc chính là nguyên nhân khiến bệnh càng trở nên nặng và khó chữa hơn.
Điều trị viêm gan B khi nào nên dùng thuốc?
Điều trị viêm gan B khi nào nên dùng thuốc?

Khi nào nên dùng thuốc điều trị viêm gan B?

Điều trị viêm gan B có nên dùng thuốc không là câu hỏi được rất nhiều ngươi quan tâm. Theo các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, bệnh viêm gan B không phải lúc nào cũng cần uống thuốc. Có những giai đoạn bệnh tự ổn định, men gan bình thường thì chỉ nên theo dõi định kỳ mỗi 4 - 6 tháng. Khi có triệu chứng tăng men gan mới cần điều trị thuốc đặc trị. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virus, có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn, enzym gan ALT- alanin aminotranferase tăng). Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên. Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.

Trường hợp 2: Người lành mang bệnh (HBsAg (+), HBeAg(-) chứng tỏ virus không hoạt động), trường hợp này không cần dùng thuốc.

Trường hợp 3: Trường hợp người có miễn dịch (HBsAg (+), HBeAg(+)), nhưng không có dấu hiệu lâm sàng cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virus có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.

Trường hợp 4: Xét nghiệm có HBsAg (+), HBeAg (-) nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính, chưa cần dùng thuốc (vì virus chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.       
 
Điều trị viêm gan khi nào nên uống thuốc
Bệnh nhân viêm gan B nên dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ

Khi nào ngừng dùng thuốc điều trị viêm gan B?

Khi số lượng virus HBV càng cao (số lượng bản sao HBV - DNA/1ml máu lớn) thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng lớn. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn. Vì thế, khi điều trị HBV, cần đưa HVN - DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngưng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBV - DNA ở ngưỡng thấp.

Chỉ dùng thuốc khi hội đủ các tiêu chí (trường hợp 1) và ngừng điều trị khi đạt mục đích điều trị. Ở các bệnh viện tuyến trên, thường xét nghiệm HBV - DNA. Đây là chỉ số cho biết tình trạng sinh sản (nhân đôi tế bào) của virus. HBV - DNA (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi (khi điều trị HBV - DNA thường giảm, lý tưởng là đạt đến mức không còn HBV - DNA, nhưng trong thực tế chỉ có thể đạt được mức tối đa, tức là vẫn có thể còn HBV - DNA nhưng không còn phát hiện được bằng các phương pháp thông thường). Có lúc HBV - DNA chỉ giảm đến một mức nhất định.

Hiện có xuất hiện sự kháng thuốc, đặc biệt xuất hiện các chủng kháng thuốc đột biến gen. Khi đã  điều trị đủ liệu trình, đạt kết quả, cho ngừng thuốc thì vẫn theo dõi định kỳ để xử lý việc bùng phát virus. Khi bị kháng thuốc, cần chấp nhận một liệu trình khác, không bi quan bỏ mặc vì có thể bột phát nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý bỏ dở điều trị, tự ý kéo dài thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cần khám và xét nghiệm định kỳ. Trong trường hợp  không hoặc chưa dùng thuốc (trường hợp 2- 3- 4) thì cần hiểu rõ lời dặn thầy thuốc, tự theo dõi chặt chẽ, khi cần phải khám, xét nghiệm ngay (trường hợp 3- 4.
 

Điều trị Đông - Tây y kết hợp cho bệnh viêm gan B có nên?

Hiện nay số ngượi bị virus viêm gan B tấn công ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những nước có số người mắc viêm gan B (khoảng 10 triệu người đang có virus viêm gan B trong cơ thể người). Điều trị kịp thời viêm gan B chính là cách để hạn chế bệnh lây lan nhanh sang cho cộng đồng và xã hội.
Điều trị Đông - Tây y kết hợp cho bệnh viêm gan B
Điều trị Đông - Tây y kết hợp cho bệnh viêm gan B

Có nên điều trị viêm gan B bằng cách sử dụng Đông – Tây y kết hợp hay không được rất nhiều bệnh nhân viêm gan B quan tâm.

Có nên điều trị Đông - Tây y kết hợp cho bệnh nhân viêm gan B?

Người bệnh mắc viêm gan B trong giai đoạn đầu bệnh thường không để lại những dấu hiệu rõ rệt, người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi bệnh ở giai đoạn trễ. Phát hiện các triệu chứng của bệnh muộn sẽ khiến quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Không ít người bệnh chỉ lựa chọn một điều trị bằng thuốc Tây y, một chọn điều trị bằng thuốc Đông y, chứ ít khi họ kết hợp cả hai phương pháp trong quá trình điều trị bệnh. Nhưng cũng có trường hợp  người bệnh thắc mắc liệu có thể sử dụng thuốc Tây y và Đông y trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B hay không. Với câu hỏi này các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, mỗi một phương pháp điều trị lại mang tới những tiến triển mới trong quá trình điều trị bệnh. Nếu như sử dụng thuốc Tây y có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, thì sử dụng thuốc Đông y sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe được nhanh hơn. Do đó, nếu bệnh nhân điều trị viêm gan B bằng cả Đông  - Tây y kết hợp kết quả trong quá trình điều trị bệnh sẽ tốt hơn.

Thuốc Tây y đôi khi còn để lại  những tác dụng phụ khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn, những nếu sử dụng thuốc Đông y sẽ khiến gan giải được các chất độc hại và làm mát gan tốt cho quá trình điều trị bệnh. Các bác sĩ cũng nhấn mạnh bệnh nhân viêm gan B không nên tự điều trị bệnh bằng thuốc Tây y hay thuốc Đông y mà cần nhận được sự tư vấn của các bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng cả Đông – Tây y kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh cho người bệnh viêm gan B.
 
Sử dụng Đông - Tây y kết hợp trong điều trị viêm gan B

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị Đông – Tây y kết hợp

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B khi sử dụng các thuốc Đông – Tây y kết hợp người bệnh cần có những lưu ý sau:

- Không tự ý mua thuốc Đông y trong quá trình điều trị bệnh.

- Không phải thuốc Tây y giúp giải độc gan đều tốt cho bệnh nhân mà cần nhận được sự tư vấn của các bác sĩ.

- Trong quá trình sử dụng Đông – Tây y kết hợp người bệnh khi xuất hiện các biểu hiện lạ cần báo ngay cho bác sĩ.

- Kết thục mỗi đợt điều trị bệnh, người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ để xác định bệnh đang ở giai đoạn nào, bệnh có tiến triển gì không để các bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị bệnh mới.

Bên cạnh đó việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân viêm gan B cần được chú trọng. Không sử dụng những thức ăn không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga… sẽ tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Viêm gan siêu vi B có chữa khỏi hẳn được không?

Trên thế giới số người mắc viêm gan B đang ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt, không hạn chê sự phát triển của bệnh số người mắc viêm gan B còn tăng lên gấp nhiều lần. Phòng bệnh viêm gan B luôn là việc làm được các bác sĩ khuyên mọi người nên thực hiện.
Viêm gan siêu vi B có chữa khỏi được không?
Viêm gan siêu vi B có chữa khỏi được không?

Không ít bệnh nhân viêm gan siêu vi B mà cả gia đình người bệnh đều có suy nghĩ, liệu bệnh có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn được không, có thể điều trị bệnh không quay lại được không?

Bệnh viêm gan siêu vi B có khỏi hẳn không?

Bệnh viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục, bệnh xuất hiện nhiều nhất tại các nước đang phát triển và phát triển.

Người bệnh khi có virus viêm gan B tấn công sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các chức năng của gan, gan không thải được các chất độc hại ra ngoài cơ thể, không thực hiện được trao đổi máu trong cơ thể… Bởi vậy, việc điều trị viêm gan B là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm gan siêu vi B mà cả gia đình người bệnh đều có suy nghĩ, liệu bệnh có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn được không, có thể điều trị bệnh không quay lại được không?

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, các loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh)và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV - DNA (HBV - DNA = 0).

Khi người bệnh đã đưa HBV – DNA = 0, người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan. Không nhiều trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị.

Phụ nữ có thai mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, điều trị bênh là điều cần thiết để bệnh không có cơ hội quay lại tấn công cơ thể người.

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cũng nhấn mạnh, để điều trị bệnh viêm gan siêu vi B khỏi hẳn hoàn toàn người bệnh cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị bệnh được kịp thời. Bởi bệnh càng nặng khả năng điều trị khỏi bệnh càng mong manh và nguy cơ bệnh quay lại cơ thể người bệnh là cao.
Phát hiện viêm gan B sớm điều trị bệnh kịp thời

Bệnh viêm gan siêu vi B không dễ phát hiện

Bệnh viêm gan siêu vi B rất đặc biệt vì đa số người bệnh không có triệu chứng. Phần nhiều các trường hợp lây từ người mẹ sang con khi sinh nở. Khi siêu vi trùng gan B nhập vào cơ thể đứa trẻ thì virus này sinh sôi nảy nở rất là tự do vì đứa bé không có đủ kháng thể để chống bệnh.

Giai đoạn đầu bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng của bệnh không rõ rệt, bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết hoặc loại trừ siêu vi trùng gan. Chỉ tới khi cơ thể người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng thì bệnh đang ở giai đoạn trễ, việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Còn những trường hợp mắc bệnh viêm gan B khi đã trưởng thành, thường từ tuổi dậy thì đến 30. Trong các trường hợp này người bệnh thưòng có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, đau bụng , buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu có màu vàng đậm như trà đậm. Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính.

Khi bệnh viêm gan siêu vi B không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang mạn tính. Khi bệnh nhân viêm gan trở lại ăn uống bình thường không có triệu chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau nhức khớp xương, ăn không ngon… Đó là những triệu chứng thường thấy ở những người bị viêm gan siêu vi B kinh niên.

Do bệnh viêm gan siêu vi B khó chữa và khó phát hiện nên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.

Điều trị viêm gan B như thế nào?

Viêm gan B là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người, điều trị bệnh làm sao có hiệu quả chính là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.
Điều trị viêm gan B như thế nào?
Điều trị viêm gan B như thế nào?

Số người mắc viêm gan B ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng gia tăng và có dấu hiệu tăng trong những thời gian tiếp theo. Điều trị viêm gan B chính là biện pháp khống chế sự phát triển của bệnh trong xã hội.

Điều trị viêm gan B làm sao hiệu quả?

Viêm gan B được chia thành hai dạng là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Điều trị bệnh càng sớm khả năng bệnh thuyên giảm là rất cao. Tuy nhiên, để điều trị bệnh được hiệu quả cần dựa vào những đặc điểm của viêm gan B cấp, mạn tính.

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính là bệnh phát sinh đột xuất và thời gian lâm bệnh ngắn, phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường được phục hồi sau khoảng một đến hai tháng. Bệnh nhân viêm gan B cấp tính điều trị bệnh chủ yếu là dựa vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Bởi hiện bệnh viêm gan B cấp tính vẫn chưa có thuốc điều trị, nên cần dựa vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để điều trị bệnh.

Người bệnh nên ăn uống nhẹ, ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể.

Chế độ nghỉ ngơi và nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng. Ở tư thế nằm, lượng máu qua gan sẽ tăng lên 25-30% so với tư thế đứng, giúp cho gan nhận được nhiều máu hơn.

Viêm gan B mạn tính

Viêm gan B mạn tính xuất hiện khi trong cơ thể người có virus viêm gan B ủ bệnh trên 6 tháng. Đối với viêm gan B cấp tính, việc điều trị viêm gan B mạn tính gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong điều trị bệnh viêm gan B mạn tính, việc chọn lựa bệnh nhân để điều trị là rất quan trọng. Đó là những bệnh nhân bị viêm gan mạn tính hoạt động vừa hoặc nặng. Những bệnh nhân nào có nồng độ SGPT tăng vừa hoặc tăng cao và nồng độ HBV - DNA thấp thì khả năng đáp ứng với điều trị cao và nguy cơ kháng thuốc thấp. Ngược lại, bệnh nhân bị viêm gan B mạn nhẹ với SGPT và HBV - DNA huyết thanh bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ thì đáp ứng kém với điều trị và nguy cơ kháng thuốc cao. Vì vậy, trước khi quyết định điều trị, nên theo dõi bệnh nhân vài tháng để đánh giá sự tiến triển của bệnh, đặc biệt là ở những bệnh nhân viêm gan B mạn với HbeAg (-).

Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cũng nhấn mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.
Virus viêm gan B

Khả năng phục hồi sau điều trị viêm gan B

Theo các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, đối với bệnh nhân viêm gan B sau khi điều trị bệnh viêm gan B khả năng hồi phục bệnh dựa vào từng độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau.

Đối với người lớn, hầu hết người lớn bị nhiễm sẽ phục hồi mà không có bất kỳ vấn đề. 90% người lớn sẽ thoát khỏi virus và phục hồi mà không có bất kỳ vấn đề, 10% sẽ trở thành người mang virus mạn tính và trong một số trường hợp hiếm, một người có thể bị bệnh rất nặng và chết sau khi bị nhiễm viêm gan B.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm bệnh nhiều khả năng sẽ trở thành người mang virus viêm gan B kinh niên trong người. Đó là lý do tại sao chúng có nguy cơ cao phát triển bệnh nhiễm trùng viêm gan B mạn tính. Trẻ em khoảng 40% sẽ thoát khỏi virus và phục hồi mà không có vấn đề, khoảng 60% sẽ trở thành người mang virus viêm gan B kinh niên trong người. Trẻ sơ sinh khoảng 90% chắc chắn sẽ trở thành người mang virus viêm gan B kinh niên, chỉ có 10% có cơ hội nhận được thoát khỏi virus.

Bởi vậy, trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh khi bị virus viêm gan B khả năng bệnh chuyên sang giai đoạn mạn tính là rất cao, do đó các bà mẹ trước khi mang thai nên đi tiêm phòng vacxin viêm gan B (nếu chưa tiêm) để hạn chế tối đa khả năng mẹ truyền nhiễm bệnh sang cho con trong quá trình sinh nở.

Bệnh viêm gan B: Chữa bệnh kiểu nhà giàu

Không chỉ ở nhiều nước trên thế giới mà cả ở Việt Nam số người mắc viêm gan B ngày . Bệnh có thể xâm nhập và tấn công vào bất cứ một đối tượng nào. Do đó phòng và điều trị bệnh viêm gan B là rất cần thiết đối với mỗi người.

viem gan b. điều trị viêm gan b

Điều trị bệnh viêm gan B là một điều cần thiết với bệnh nhân để hạn chế sự phát triển mới của bệnh. Tuy nhiên, với những người  mắc viêm gan B ở giai đoạn nặng việc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn và chi phí rất tốn kém.

Một người bệnh cả nhà lo

Bệnh viêm gan B là bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua đường máu: từ mẹ sang con, quan hệ tình dục, truyền máu, dùng chung kim tiêm… bệnh có có thể tấn công tất cả mọi người. Bởi chỉ một trầy xước nhỏ khi tiếp xúc máu với bệnh virus viêm gan B có thể tấn công vào cơ thể người.

Đối với các gia đình có một người mắc viêm gan B, mọi thói quen sinh hoạt cũng được thay đổi sao cho phù hợp với quá trình điều trị của người bệnh. Thường thì các gia đình sẽ có ý thức hơn trong việc phòng chống bệnh lây lan sang cho mình và cho người khác. Nếu các thành viêm trong gia đình có thói quen sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nhíp... sẽ không được tiếp tục sử dụng chung các vật dụng đó nữa bởi sẽ khiến cho virus gây bệnh dễ xâm nhập và tấn công vào cơ thể của người lành.

Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cũng chia sẻ: không chỉ người bệnh mà cả bệnh nhân viêm gan B nên chú ý tới thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình để hạn chế sự tấn công của virus gây bệnh từ người này sang người khác.

Ngoài ra, các gia đình có người bệnh mắc viêm gan B cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt chống lại sự phát triển của virus gây bệnh.
Mắc viêm gan B mọi người không nên quá lo lắng

Bệnh viêm gan B – Chữa bệnh kiểu nhà giàu

Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 2 tỷ người mắc viêm gan B và ở Việt Nam cứ 4 – 5 người thì có một người mắc viêm gan B. Mắc viêm gan B quá trình điều trị bệnh là rất cần thiết để khống chế sự phát triển của bệnh.

Trên thực thế không phải bệnh nhân viêm gan B cũng có điều kiện để có thể chữa khỏi bệnh được hoàn toàn. Điều này không có nghĩa là bệnh viêm gan B không có thuốc điều trị khỏi bệnh mà là do thuốc điều trị bệnh viêm gan B rất là đắt. Đối với những gia đình không có điều kiện về kinh tế việc điều trị bệnh chỉ mang tính cầm chừng chứ chưa thể điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn.

Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cũng cho biết, quá trình điều trị bệnh viêm gan B tốn rất nhiều công sức và tốn không ít tiền. Có nhiều trường hợp bệnh nhân viêm gan B có thể là điều trị mất vài năm mà bệnh vẫn chưa khỏi, do đó gây tốn kém cho gia đình của người bệnh. Bởi vậy mà những gia đình điều kiện kinh tế khó khăn mà có người thân mắc viêm gan B, việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, mà các bác sĩ thường gọi bệnh việc điều trị bệnh viêm gan B là “chữa bệnh kiểu nhà giàu”.

Viêm gan B có được chữa khỏi bằng thuốc Đông y?

Chữa viêm gan B bằng thuốc đông y có khỏi bệnh được không là vấn đề không chỉ được người bệnh quan tâm mà cả người nhà bệnh nhân cũng muốn được biết. Bởi có không ít bệnh nhân mắc viêm gan B điều trị bằng thuốc Tây y không thấy khỏi, nên họ tìm tới thuốc Đông y.
 
viêm gan b, điều trị viêm gan b

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã sẽ giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết được liệu chữa viêm gan B bằng đông y có khỏi bệnh được không?

Thuốc Đông y có thể chữa khỏi bệnh viêm gan B?

Có không ít bệnh nhân viêm gan B chỉ tin dùng thuốc Đông y trong quá trình điều trị bệnh, mà không sử dụng kết hợp với các loại thuốc Tây y. Đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm và có thể khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn. Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết: Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa trị và lây nhiễm nhanh. Hơn nữa, phần lớn người bệnh lại không có triệu chứng rõ ràng nên thường không biết, chỉ đến khi có những biểu hiện bất thường như vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải… mới đi kiểm tra thì bệnh tình thường đã nặng, lượng virus trong cơ thể lúc này đã rất lớn và lây lan nhanh, thậm chí có trường hợp đã chuyển thành xơ gan hoặc ung thư gan, vì thế mà việc điều trị thường rất khó khăn và tốn kém. Việc điều trị chỉ bằng thuốc Đông y sẽ không đạt hiệu quả cao mà lúc này người bệnh cần phải kết hợp cả thuốc Tây y và Đông y trong quá trình điều trị thì mới có kết quả tốt được.

Bên cạnh đó các bác sĩ cũng cho biết thêm, thuốc Đông y dùng trong điều trị viêm gan B, thuốc chỉ có những tác dụng bổ trợ nhất định. Bởi vậy, việc sử dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp trong điều trị bệnh viêm gan B sẽ góp phần nhanh chóng làm sạch virus từ đó cải thiện tình trạng gan của bệnh nhân.
Thuốc Đông y chỉ hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm gan B

Viêm gan B điều trị như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?

Theo các bác sĩ của Phòng khám đa khoa 12 Kim mã, để điều trị bệnh viêm gan B có hiệu quả nhất cần phải phụ thuộc vào:

- Tình trạng của mỗi người bệnh, nếu cơ thể người bệnh khỏe mạnh sẽ khiến quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn và ngược lại.

- Người bệnh có được nghỉ ngơi hợp lý hay không, cũng như không nên làm việc quá sức, làm việc nặng nhọc.

- Phải luôn ăn uống điều độ, không ăn những thức ăn có hại cho gan.
- Bảo vệ gan trước tác hại của bia rượu, thuốc lá…

Ngoài ra, giảm men gan, kháng virus, tăng sức miễn dịch… khống chế hiệu quả virus trong cơ thể người bệnh, mới có thể giúp người bệnh có kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính

Hiện viêm gan B (HBV) đang phát triển và lây lan với một tốc độ nhanh, khống chế bệnh chính biện pháp để bệnh không có cơ hội phát triển trong cộng đồng và xã hội.
Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính chính là những cách điều trị mà các bác sĩ đưa ra để điều trị cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên phác đồ điều trị như thế nào và có hiệu quả như thế nào được không ít những người bệnh quan tâm.

1. Viêm gan B mạn tính là gì?

Khi người bệnh mắc viêm gan B trong giai đoạn đầu được gọi là viêm gan B cấp tính, bệnh kéo dài tới 6 tháng mà không điều trị kịp thời bệnh chuyên sang giai đoạn mạn tính.

Viêm gan B mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng. Bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính cần được điều trị điều trị ngay lập tức.

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào 2 yếu tố:

- Khai thác tiền sử có HbsAg (+), vàng da, viêm gan.

- Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, có thể biểu hiện của đợt triến triển hoặc biến chứng xơ gan: vàng da, cổ trướng…

Chẩn đoán xét  nghiệm: Cần dựa vào 5 kết quả xét nghiệm:

- HBsAg, HBeAg, Anti HBe, Anti -HBc IgM và IgG, Anti-HCV.

- CTM, ĐMCB.
.
- SHM: ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Bilirubin, protid, Albumin, ĐGĐ,  aFP, TPT nước tiểu.

- Sinh thiết gan.

- Siêu âm gan 3 tháng một lần.

Chẩn đoán xác định

- HbsAg (+) và men gan cao liên tục trên 6 tháng.

- Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh có hình ảnh hoại tử khoảng cửa (hình cầu nối, mối gặm).

Chẩn đoán phân biệt

Tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm gan B mạn tính khác như: virus viêm gan C, tự miễn, do thuốc, rượu.
Điều trị bệnh gan hiệu quả chính là cách để bảo vệ gan

3. Điều trị

Chỉ định điều trị

Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg dương tính và HBV - DNA cao (> 105 copies/ ml):

+ ALT bình thường: 3-6 tháng xét nghiệm (XN) ALT một lần, 6-12 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với bệnh nhân (BN) > 40 tuổi có ALT bình thường, tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.

+ ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng XN ALT một lần, 6 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.

+ ALT >2 lần so với bình thường: Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể  trĩ hoãn điều trị sau 6 tháng.

Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg âm tính:

+ ALT bình thường có HBV DNA < 104 copies/ ml:  3 tháng  XN ALT một lần trong năm đầu, nếu không tăng sau đó 6-12 tháng XN ALT một lần.

+ ALT từ 1-2 lần so với bình thường.

+ 3 tháng XN ALT và HBV - DNA một lần, nếu nồng độ virus không thay đổi cần tiến hành sinh thiết gan đối với người trên 40 tuổi. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.

+ ALT >2 lần so với bình thường và HBV - DNA ≥ 104 copies/ml: Tiến hành điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Các thuốc dẫn chất nucleotid:

- Lamivudine: liều dùng 100mg/ngày đây là thuốc có tỉ lệ kháng thuốc cao nhất .Tỉ lệ kháng thuốc 14- 32 % sau 1 nămvà tỉ lệ này là 60-70% sau 5 năm.

- Adefovir Dipivoxil: liều dùng 10mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 1 năm là 11%, 5 năm là 20-29%.

- Telbivdine: Liều dùng 200mg/ngày tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm 21%.

- Entecavir: Liều dùng 0,5mg/ngày, đối với bệnh nhân đã kháng lamivudine dùng liều 1mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 3% .

- Tenofovir: 300 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc thấp.

Thời gian điều trị đối với nucleoside:

- Nếu dùng thuốc 6 tháng mà HBV DNA giảm < 102 copie/ml thêm thuốc hoặc thay đổi thuốc.

- Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg dương tính: dùng đến khi chuyển đổi huyết thanh HBeAg âm tính và anti HBe dương tính và tiếp tục duy trì thuốc tối thiểu 6 tháng.

- Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg âm tính: dùng đến khi  nào mất HBsAg.

- Đối bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tái phát sau điều trị đủ liệu trình  hoặc sau gép gan thì dùng suốt đời.

 - Các Interferon và Peg- interferon: ít hiệu quả đối với người châu Á.

- Interferone µ: dùng điều trị 24 tuần với HBeAg dương tính, tối thiểu 12 tháng với HBeAg  âm tính.  Tác dụng đối genotype A tốt hơn genotype B ít hiệu quả với genotype C. Người Việt Nam phần lớn là genotyp B, C do vậy ít tác dụng khi dùng interferon hoặc Peg-interferon.

- Đối với với HBeAg dương tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48tuần  cho thấy có 27% đảo huyết thanh và 29% đối với dùng Peginterferone µ2b.

- Đối với với HBeAg  âm tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48 tuần  cho thấy có 15% bệnh nhân có tỉ lệ ALT bình thường tại tuần 72 và HBVDNA vẫn phát hiện được tuy nhiên ở nồng độ thấp.

Điều trị hỗ trợ

Cùng với điều trị bằng thuốc các bác sĩ sẽ đưa ra các cách hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính như: nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục nhẹ nhàng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết…

4. Theo dõi và tái khám

Các chỉ số theo dõi:

- ALT, HBV DNA, HbeAg, AntiHBe, aFP.

- Siêu âm bụng.

Tái khám:

Bệnh nhân nên tái khám sau 1- 3 tháng để phát hiện bệnh có tiến triển như thế nào nhằm đưa ra phác đồ điều trị bệnh tốt nhất.

Viêm gan B cấp tính: cần chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Viêm gan B cấp tính được điều trị sớm, kịp thời người bệnh sớm hồi phục và không để lại biến chứng của bệnh.

Viêm gan B cấp tính:
Viêm gan B cấp tính:

Tại sao viêm gan B cấp tính lại được điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi mà không bằng các phương pháp khác được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Điều trị viêm gan B cấp tính bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Không ít bệnh nhân thắc mắc, tại sao bệnh viêm gan B cấp tính không sử dụng thuốc điều trị mà cần dựa vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để điều trị bệnh. Vấn đề này được các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị viêm gan cấp tính mà cần dựa vào chế độ dinh dưỡng kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để điều trị bệnh.

Người bệnh nên ăn uống nhẹ,  ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các triệu chứng của bệnh thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy người bệnh nên ăn vào buổi sáng nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất xơ như: cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh. Nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể.

Chế độ nghỉ ngơi và nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng. Ở tư thế nằm, lượng máu qua gan sẽ tăng lên 25-30% so với tư thế đứng, giúp cho gan được tưới máu nhiều hơn

Trong trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện để có được chế độ điều trị và chăm sóc hợp lý. Nếu được chữa trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ giảm nhẹ dần sau 4-6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng. Ngược lại, nếu không được quan tâm, chăm sóc tốt, một số trường hợp có thể nặng dần dẫn tới viêm gan mạn hoặc các biến chứng khác.
Bệnh nhân viêm gan B cấp tính nên nghỉ ngơi nhiều

Viêm gan B cấp tính những điều nên tránh

Mặc dù viêm gan B cấp tính không nguy hiểm như viêm gan mạn tính nhưng nếu chủ quan không điều trị bệnh kịp thời bệnh sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính những điều không nên làm là:

- Tuyệt đối không được uống rượu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, rượu có thể khiến bệnh thêm nặng hơn.

- Không được làm các việc nặng nhọc, quá sức khiên cơ thể mệt nhọc không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

- Không được quá áp lực, hay stress làm bệnh nhân trong lúc điều trị sẽ khó khăm hơn.

- Trong thức ăn không nên sử dụng nhiều gia vị, hạn chế ăn cay, mặn…

Bệnh nhân viêm gan B cấp tính trong quá trình điều trị bệnh cần phụ thuốc rất lớn vào chính người bệnh. Khi người bệnh có tính thần, sức khỏe tốt làm quá trình điều trị bệnh sẽ thuận lợi hơn và ngược lại.