Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Điều trị viêm gan B như thế nào?

Viêm gan B là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người, điều trị bệnh làm sao có hiệu quả chính là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.
Điều trị viêm gan B như thế nào?
Điều trị viêm gan B như thế nào?

Số người mắc viêm gan B ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng gia tăng và có dấu hiệu tăng trong những thời gian tiếp theo. Điều trị viêm gan B chính là biện pháp khống chế sự phát triển của bệnh trong xã hội.

Điều trị viêm gan B làm sao hiệu quả?

Viêm gan B được chia thành hai dạng là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Điều trị bệnh càng sớm khả năng bệnh thuyên giảm là rất cao. Tuy nhiên, để điều trị bệnh được hiệu quả cần dựa vào những đặc điểm của viêm gan B cấp, mạn tính.

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính là bệnh phát sinh đột xuất và thời gian lâm bệnh ngắn, phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường được phục hồi sau khoảng một đến hai tháng. Bệnh nhân viêm gan B cấp tính điều trị bệnh chủ yếu là dựa vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Bởi hiện bệnh viêm gan B cấp tính vẫn chưa có thuốc điều trị, nên cần dựa vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để điều trị bệnh.

Người bệnh nên ăn uống nhẹ, ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể.

Chế độ nghỉ ngơi và nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng. Ở tư thế nằm, lượng máu qua gan sẽ tăng lên 25-30% so với tư thế đứng, giúp cho gan nhận được nhiều máu hơn.

Viêm gan B mạn tính

Viêm gan B mạn tính xuất hiện khi trong cơ thể người có virus viêm gan B ủ bệnh trên 6 tháng. Đối với viêm gan B cấp tính, việc điều trị viêm gan B mạn tính gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong điều trị bệnh viêm gan B mạn tính, việc chọn lựa bệnh nhân để điều trị là rất quan trọng. Đó là những bệnh nhân bị viêm gan mạn tính hoạt động vừa hoặc nặng. Những bệnh nhân nào có nồng độ SGPT tăng vừa hoặc tăng cao và nồng độ HBV - DNA thấp thì khả năng đáp ứng với điều trị cao và nguy cơ kháng thuốc thấp. Ngược lại, bệnh nhân bị viêm gan B mạn nhẹ với SGPT và HBV - DNA huyết thanh bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ thì đáp ứng kém với điều trị và nguy cơ kháng thuốc cao. Vì vậy, trước khi quyết định điều trị, nên theo dõi bệnh nhân vài tháng để đánh giá sự tiến triển của bệnh, đặc biệt là ở những bệnh nhân viêm gan B mạn với HbeAg (-).

Các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cũng nhấn mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.
Virus viêm gan B

Khả năng phục hồi sau điều trị viêm gan B

Theo các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, đối với bệnh nhân viêm gan B sau khi điều trị bệnh viêm gan B khả năng hồi phục bệnh dựa vào từng độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau.

Đối với người lớn, hầu hết người lớn bị nhiễm sẽ phục hồi mà không có bất kỳ vấn đề. 90% người lớn sẽ thoát khỏi virus và phục hồi mà không có bất kỳ vấn đề, 10% sẽ trở thành người mang virus mạn tính và trong một số trường hợp hiếm, một người có thể bị bệnh rất nặng và chết sau khi bị nhiễm viêm gan B.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm bệnh nhiều khả năng sẽ trở thành người mang virus viêm gan B kinh niên trong người. Đó là lý do tại sao chúng có nguy cơ cao phát triển bệnh nhiễm trùng viêm gan B mạn tính. Trẻ em khoảng 40% sẽ thoát khỏi virus và phục hồi mà không có vấn đề, khoảng 60% sẽ trở thành người mang virus viêm gan B kinh niên trong người. Trẻ sơ sinh khoảng 90% chắc chắn sẽ trở thành người mang virus viêm gan B kinh niên, chỉ có 10% có cơ hội nhận được thoát khỏi virus.

Bởi vậy, trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh khi bị virus viêm gan B khả năng bệnh chuyên sang giai đoạn mạn tính là rất cao, do đó các bà mẹ trước khi mang thai nên đi tiêm phòng vacxin viêm gan B (nếu chưa tiêm) để hạn chế tối đa khả năng mẹ truyền nhiễm bệnh sang cho con trong quá trình sinh nở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét