Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-gan-b-cap-tinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-gan-b-cap-tinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Chẩn đoán lâm sàng viêm gan B


Theo ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B và có hơn 1 triệu người chết vì bệnh liên quan đến nhiễm virus viêm gan B. Hơn một nữa dân số thế giới đã nhiễm virus viêm gan B. Việt Nam được xếp vào nước có tỷ lệ người mắc virus viêm gan B cao. Chẩn đoán phát hiện bệnh sớm và đưa ra được các phương pháp điều trị bệnh được kịp thời.

Chẩn đoán lâm sàng viêm gan B

Theo các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, viêm gan B ở mỗi thể bệnh lại có những biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Viêm gan virus B cấp

Biểu hiện lâm sàng rất phong phú, thể điển hình thường có 4 giai đoạn gồm:

Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi từ vài tuần đến 6 tháng, thường im lặng không có biểu hiện gì trên lâm sàng.

Thời kỳ tiền vàng da: kéo dài từ 3-10 ngày, lâm sàng nổi bật với các triệu chứng sốt nhẹ khoảng 38 - 39 độ C, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đôi khi nôn mửa, đau tức vùng hạ sườn phải.

Thời kỳ vàng da (toàn phát): xuất hiện vàng da, vàng mắt và nước tiểu đậm màu, kéo dài 1-3 tuần. Các triệu chứng của thời kỳ tiền vàng da có giảm nhưng chưa mất. Khám thực thể phát hiện gan lớn dưới bờ sườn, mềm ấn đau, lách lớn chỉ tìm thấy khoảng 10-20%, nhưng không có dấu hiệu tăng áp cửa. Các biểu hiện cận lâm sàng gồm có: SGOT và SGPT tăng trên 5 lần bình thường, có khi rất cao và xuất hiện rất sớm trước khi có vàng da 2-3 ngày và giảm dần sau 5-7 ngày. Bilirubin có thể lên đến 20 mg%.

Thời kỳ hồi phục: thường bắt đầu vào tuần lễ thứ tư kể từ khi vàng da. Bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, cảm giác mệt mỏi giảm nhiều, tiểu nhiều, các rối loạn trên cận lâm sàng trở về bình thường. Tỷ lệ tử vong trong người bệnh có virus viêm gan B cấp khoảng 1%, tuy nhiên ở người lớn tuổi tỷ lệ này cao hơn.

Người mang virus viêm gan B

Gồm có các tiêu chuẩn sau:

HBsAg (+) trên 6 tháng.

HbeAg (-), anti HBe (+).

HBV DNA huyết thanh < 105 copies/ml.

SGOT/SGPT bình thường.

Sinh thiết gan không có biểu hiện của viêm gan.
Bệnh nhân mắc viêm gan B cần được điều trị ngay

Viêm gan virus B mạn tính

Là bệnh có viêm nhiễm hoại tử mạn tính do virus viêm gan B gây ra. Bệnh này được chia làm hai thể chính là viêm gan virus B mạn tính với HbeAg (+) và HbeAg (-) gồm các tiêu chuẩn sau:

HBsAg (+) trên 6 tháng.

HBV DNA trong huyết thanh > 105 copies/ml.

SGOT/SGPT gia tăng từng đợt hay kéo dài.

Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn tính.

Bệnh viêm gan virus viêm gan B đã khỏi

Có nghĩa là trước đây đã từng nhiễm virus viêm gan B, nhưng hiện nay không còn bằng chứng về virus, hoá sinh, hoặc mô học xác nhận đang mắc bệnh hay bị nhiễm virus đang hoạt động. Tiêu chuẩn của dạng lâm sàng này là:

HBsAg (-).

HBV DNA (-).

SGPT bình thường.

Ý nghĩa của chẩn đoán lân sàng phát hiện viêm gan B

Chẩn đoán lâm sàng viêm gan B là rất cần thiết trong việc phát hiện và điều trị bệnh viêm gan B. Theo các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, ý nghĩa của chẩn đoán lâm sàng phát hiện viêm gan B là:

- Ý nghĩa đối với người bệnh: Phát hiện sớm bệnh viêm gan B, người bệnh biết cách chăm sóc bản thân cũng như phòng tránh bệnh lây sang cho người khác. Bên cạnh đó còn giúp các bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị mới và hiệu quả đối với người bệnh.

- Ý nghĩa đối với xã hội: Phát hiện bệnh sớm tránh lây lan sang cho cộng đồng xã hội. Ngoài ra, phát hiện, điều trị bệnh sớm còn giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Bệnh viêm gan B cần được kiểm tra định kỳ

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao khi có biến chứng xảy ra, vì thế việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này như thế nào để đạt hiệu quả cao là việc làm rất cần thiết. 




Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B

Khi bị nhiễm virus viêm gan B, loại virus này sẽ tấn công tế bào gan và gây ra tổn thương gan. Ở người trưởng thành, khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của “kẻ xâm lược”. Những người này sẽ loại được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và gan cũng sẽ được phục hồi hoàn toàn.

Tuy nhiên ở một số người, hệ miễn dịch không loại trừ được virus và họ trở thành người mang virus viêm gan B mạn tính. Khoảng 10% số người nhiễm virus B lâm vào cảnh này. Trong các trường hợp xấu nhất, các tế bào gan bị virus phá hoại bị thay thế bằng các mô sợi bất thường, dẫn đến ung thư gan và xơ gan.

Nguy hiểm là hầu hết trường hợp viêm gan B mạn tính thường không có biểu hiện gì bất thường nên người bệnh không biết, thậm chí người bệnh vẫn thấy mình khỏe mạnh, ăn uống tốt. Chỉ khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, khó tiêu, thậm chí là vàng mắt, vàng da… mới đi kiểm tra phát hiện bệnh thì phần lớn lúc này bệnh đã quá nặng, thậm chí đã ở giai đoạn xơ gan hoặc ung thư gan, do đó việc điều trị lúc này là rất khó khăn và tỷ lệ điều trị thành công là không cao.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết

Bệnh nhân viêm gan B nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Rất nhiều bệnh nhân viêm gan B chủ quan cho rằng bệnh chưa có triệu chứng gì bất thường nên chưa cần phải chữa trị nhưng thực tế dù bệnh không có bất cứ biểu hiện nào thì virus viêm gan B vẫn không ngừng hoạt động và nhân lên, tàn phá tế bào gan của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra gan định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình thế nào, lượng virus là bao nhiêu để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm gan B mạn tính thường diễn tiến âm thầm và tỷ lệ người bệnh chuyển sang xơ gan và ung thư gan là rất lớn nên việc kiểm tra gan định kỳ sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm được xơ gan hoặc ung thư gan. Mặc dù đây là những căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất cao.



Nhiễm siêu vi B - cách điều trị hiệu quả

Có rất nhiều bệnh nhân khi chẩn đoán mắc viêm gan siêu vi B thì vô cùng lo sợ và hoảng hốt vì sự nguy hiểm của căn bệnh này. Có những người gần như tuyệt vọng và đã buông xuôi, không chữa trị vì nghĩ rằng không thể chữa được. Liệu viêm gan B có nguy hiểm như vậy? Nên làm gì khi được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B?
Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, viêm gan siêu vi B là căn bệnh nguy hiểm, do virus HBV gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể nó sẽ tàn phá tế bào gan của người bệnh, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan và nguy cơ tử vong là rất cao.

Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi B
Viêm gan B cấp tính
Những người nhiễm viêm gan B cấp tính thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…Tuy nhiên khoảng 90% người lớn có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính, chỉ có 10% chuyển thành người mang virus viêm gan B mạn tính.
Viêm gan B mạn tính
Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triệu chứng, người bệnh luôn cảm thấy sức khoẻ bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn nhưng cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Một khi bệnh đã diễn tiến đến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần phải theo dõi và điều trị sớm.
Phải làm gì khi biết mình bị viêm gan B?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã: Đừng hoảng hốt khi biết mình bị nhiễm virus viêm gan B bởi một số lớn bệnh nhân có thể chỉ mang virus viêm gan B mà gan không bị bệnh. Đa số những người mới bị nhiễm bệnh vào tuổi trưởng thành có thể loại bỏ siêu vi ra khỏi cơ thể và trở nên "miễn dịch" với bệnh; nghĩa là sẽ không mắc bệnh này một lần nửa. Chỉ có khoãng 10% trong số họ sẽ trở thành người mang siêu vi mãn tính và lại trở thành nguồn lây bệnh cho những người khác.
Vì thế khi kiểm tra thấy mình bị nhiễm virus viêm gan B thì bệnh nhân cần đi kiểm tra gan chuyên sâu hơn để đánh giá đúng tình trạng bệnh của mình, từ đó có các phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng xấu xảy ra.
nhiễm virus viêm gan siêu vi b
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống bởi một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được viêm gan B vì một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan và ung thư gan.
Khi biết mình bị nhiễm virus viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn  chọn lựa  cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.